Nếu như các bệnh ung thư khác đã khó phát hiện thì ung thư xương còn khó phát hiện hơn. Bạn có thể tự sờ bụng và tìm thấy khối ung thư gan, nhưng với ung thư xương thì bắt buộc phải tiến hành các xét nghiệm, chụp chiếu cận lâm sàng mới có thể đưa ra chuẩn đoán

Khối u ác tính xuất hiện ngay trong tủy xương hoặc các phần xương mềm, phát triển nhanh và liên tục xâm lấn, tiêu diệt các tế bào sống. Tủy xương lại là vị trí tạo máu, nên tế bào ung thư dễ dàng theo đó lan đi khắp nơi trong cơ thể với tốc độ rất nhanh, thậm chí là trước khi chúng ta tìm ra bệnh. Cho nên, phần lớn các bệnh nhân khi phát hiện ung thư xương thì bệnh đều đã phát triển đến những giai đoạn cuối cùng, thời gian sống không còn bao lâu.

Các giai đoạn của ung thư xương

Ung thư xương được chia thành các giai đoạn theo sự phát triển và di căn của khối u. Việc hỗ trợ điều trị bệnh cũng như sự sống của người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào việc bệnh được phát hiện ở giai đoạn nào.

Theo đó, ở những giai đoạn đầu (gồm giai đoạn I và II), khối u chưa lan ra xung quanh mà mới chỉ phát triển giới hạn trong xương. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn này thì hoàn toàn có khả năng kéo dài sự sống.

Tuy nhiên, đến giai đoạn sau (gồm giai đoạn III và IV), là khi khối u đã phát triển rộng khắp sang nhiều vị trí trên xương cũng như di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi, đại tràng,… thì tiên lượng sống của người bệnh thực sự rất xấu.

Vậy bệnh ung thư xương có chữa được không?

Tương tự như các loại bệnh ung thư khác, ung thư xương có thể chữa được nếu như được phát hiện ở những giai đoạn đầu và có liệu trình điều trị thích hợp. Bằng cách phát hiện sớm, tỷ lệ bệnh ung thư xương được chữa khỏi có thể lên đến 80%. Tuy nhiên, phẫu thuật gần như là cách duy nhất để điều trị được căn bệnh này, tức là người bệnh buộc phải chấp nhận cắt bỏ những bộ phận bị ung thư lan đến, do đó để lại những hậu quả rất nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là về sức khỏe và tâm lý.

Có chữa ung thư xương được không?
Có chữa ung thư xương được không?


Các phương pháp phổ biến hiện đang được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư xương:

- Phương pháp phẫu thuật: là liệu pháp hỗ trợ điều trị được tính đến đầu tiên và tiến hành sớm lúc nào có lợi lúc đó, bởi khối ung thư nguyên phát ở xương rất ác tính, phát triển nhanh, di căn nhanh và lan đi rất xa. Do đó cần xử lý cắt bỏ khối u, một phần mô lành và xương lành xung quanh khối u để tạm thời “cắt đuôi” sự phát triển của khối u.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể tiến hành ghép hồi phục, thay thế đoạn xương đã mất bằng các miếng kim loại đặc biệt. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng, khối u quá lớn, người bệnh sẽ buộc phải chấp nhận phẫu thuật đoạn chi, tức là cắt bỏ toàn bộ chi có khối u để ngăn chặn nguy cơ di căn hoặc tái phát.

- Phương pháp hóa trị, xạ trị: Đối với phương pháp này, hóa chất được dùng như một biện pháp bắt buộc để khống chế sự phát triển của khối u do đặc tính dễ lan tràn cùng tốc độ di căn nhanh của bệnh.

Phương pháp hỗ trợ điều trị này có thể kết hợp cùng với phương pháp phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Việc sử dụng hóa trị trước khi phẫu thuật sẽ giúp thu nhỏ kích thước của khối u hoặc hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng phương pháp xạ trị thay phẫu thuật để phá hủy khối u và các tế bào ung thư.

Xạ trị và hóa trị là biện pháp hiệu quả để hỗ trợ điều trị ung thư xương

- Phương pháp hỗ trợ điều trị kết hợp: Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị kết hợp tất cả các phương pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và được chỉ định áp dụng đối với những bệnh nhân ung thư xương có tiên lượng xấu với mục đích giúp bệnh nhân giảm nhẹ những cơn đau đớn cuối đời.

Có thể nói rằng đây là những biện pháp chìa khóa hàng đầu trong hỗ trợ điều trị ung thư xương. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm nhiều biện pháp khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh, mức độ ung thư, vị trí ung thư và nhất là giai đoạn của bệnh.

►Xem thêm: Sốt thấp khớp