Khi bị bong gân do trẹo chân, ngã hay đau lưng do tuổi già... mà chưa có điều kiện đến bệnh viện, bạn có thể dùng bài thuốc nam với lá của cây bông sứ.


Cây bông sứ có nơi còn gọi là cây hoa đại hay cây chăm-pa. Cách sử dụng lá bông sứ để cải thiện các chứng đau trên như sau:

Lá cây bông sứ rửa sạch, để khô ráo, giã nhuyễn rồi trộn với một ít muối ăn, đắp lên chỗ sưng đau do bong gân. Lấy lá bông sứ khác hơ lên lửa cho héo rồi đắp trùm lên phần thuốc đã giã nhuyễn, dùng băng băng lại để giữ thuốc. Một ngày thay thuốc 2 - 3 lần. Làm 1 - 2 ngày tùy theo chỗ sưng đau nhiều hay ít.



Ngoài ra, những người bị đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, chấn thương không có biến chứng, khớp không bị sưng to, biến dạng do sai khớp nặng hoặc gãy xương đều có thể dùng bài thuốc trên, rất hiệu nghiệm.

Nắn chỉnh: Đã là trật khớp, sai khớp thì việc đầu tiên là phải nắn chỉnh. Đưa đầu xương vào đúng ổ khớp, đúng vị trí, cả về chiều và hướng. Sau đó đắp thuốc rồi băng cố định.

Thuốc bôi: Hồng hoa 10g, tô mộc 20g, xương bồ 20g, uất kim 16g, xuyên khung 16g, thiên niên kiện 16g, quế 16g, hương phụ 16g. Các vị trên thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Dùng bông chấm thuốc xoa đều vào chỗ đau. Xoa 2-3 lần để thuốc thấm qua da vào các tổ chức bên trong.

Thuốc uống: Ngải diệp 16g, xương bồ 16g, kinh giới 12g, tục đoạn 16g, cốt toái 12g, vòi voi 16g, xuyên khung 16g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, quy 16g, cam thảo 10g. Sắc thuốc ngày 1 thang. Chia 3 lần.

Thuốc đắp: Vỏ cây gạo: tùy vào vị trí đau để định ra trọng lượng. Có thể từ 100g trở lên. Cách chế: vỏ cây gạo đưa vào cối đá giã nhỏ. Trộn đồng tiện vào, xào nóng. Đắp thuốc vào chỗ đau băng lại. Ngày 1 lần. Tối đến bỏ miếng thuốc đó đi, làm miếng thuốc mới đắp vào.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.