Người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị đau cơ bắp chân bằng việc sử dụng thuốc kết hợp với chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh thói quen sinh hoạt, thực hiện các động tác xoa bóp và bài thập vận động thư giãn và tăng cường sức khỏe cơ bắp.

1 – Điều trị bằng thuốc

Với các trường hợp đau do bệnh lý, việc điều trị bằng thuốc là yêu cầu bắt buộc. Theo Bs Tuyết Lan, thông thường, với hai nguyên nhân chính dây đau nhức bắp chân do suy tĩnh mạch và đau dây thần kinh tọa, có nhiều phương pháp có thể được sử dụng để điều trị.

Cách thứ nhất là các loại thuốc Tân dược. Các thuốc tây y thường dùng trong trường hợp này là thuốc chống viêm không chứa corticoid giảm đau nhức và kháng viêm hiệu quả. Các thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng đối với tình trạng đau nhức cơ. Tuy nhiên, thực tế là các thuốc này chỉ tập trung điều trị vào biểu hiện bên ngoài là hiện tượng đau nhức cơ chân, mà không chữa từ nguyên nhân gây bệnh, nên bệnh chỉ được điều trị khỏi tạm thời mà không triệt để và rất dễ bị tái phát. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trong một thời gian dài cũng có thể dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể người bệnh.

Một phương pháp khác đang là sự lựa chọn của nhiều bệnh nhân là sử dụng các bài thuốc Đông y. Khác với tây y, trong quá trình điều trị, Đông y đồng thời chữa cả triệu chứng bên ngoài và căn nguyên gây bệnh từ bên trong. Với hiện tượng đau nhức bắp chân do suy tĩnh mạch hay tổn thương cột sống gây chèn ép dây thần kinh tọa, để việc điều trị đạt hiệu quả thì cần phải điều trị vào căn nguyên gây bệnh.

Nếu nguyên nhân là do suy tính mạch, bài thuốc chữa bệnh sẽ tập trung vào tác dụng hoạt huyết hành khí. Một số thành phần chính thường được sử dụng là các vị khương hoàng, đăng sâm, khương phụ, ô dược,… sẽ hỗ trợ cho quá tình lưu thông máu, làm tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch. Nhờ vậy, máu không còn bị ứ đọng mà được lưu thông thông suốt trở lại và tình trạng đau nhức sẽ không còn.

Cũng cùng với nguyên lý đó, khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ xương khớp, tức là khi đó tạng can và thận của người bệnh đang bị hư tổn. Tác dụng của thuốc vì thế phải tập trung vào bổi bổ can, thận, khôi phục và tăng cường chức năng của hai tạng phủ này. Khi 2 tạng này được phục hổi, tự khắc cơ thể sẽ có cơ chế để cân bằng lại, từ đó đẩy lùi được bệnh tật một cách tự nhiên.

Chữa trị đau cơ bắp chân như thế nào ?
Chữa trị đau cơ bắp chân như thế nào ?


2 – Kết hợp các biện pháp xoa bóp, châm cứu

– Xoa bóp chân để giúp tĩnh mạch thông suốt và giảm đau rất tốt. Tránh dùng dầu nóng để xoa bóp khi bị đau bắp chân vì có thể khiến tĩnh mạch bị giãn, máu bị đọng , tuy có thể giảm đau nhanh nhưng đây chỉ là cảm giác tạm thời, càng thoa nhiều dầu nóng càng khiến cơn đau nặng hơn sau đó.

– Người bệnh có thể dùng nước mật ong chanh ấm để làm dung dịch xoa bóp cho bắp chân hoặc ngâm chân với nước muối ấm từ 15-20 phút cũng giúp chân được thư giãn, giảm đau chân tốt.

– Khi hai bắp chân có tình trạng co cứng, hãy dùng ngón tay bóp mạnh vào bắp chân 15-20 giây, cơn đau sẽ dịu đi nhanh chóng. Sau đó, thực hiện động tác co duỗi 2 chân và đứng lên ngồi xuống để thư giãn chân. Khi thực hiện những động tác này nhớ uống thêm nước để cảm thấy thoải mái.

– Đeo tất áp lực cũng là một biện pháp giúp các van tĩnh mạch đang bị hở khép lại và giảm đau nhức cơ bắp nhanh.

3 – Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt

– Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, protein, vitamin E, các khoáng chất như canxi, magie,… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để giúp giảm đau mỏi cơ bắp.

– Uống nhiều nước để bổ sung đủ lượng nước thất thoát trong quá trình lao động.

– Có thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh dễ khiến cơ bắp chân đau nhức trở lại.

– Nếu có hút thuốc lá thì nhớ bỏ ngay. Chất nicotine trong thuốc lá thường khiến máu khó lưu thông, giảm lượng dưỡng khí trong máu đi nuôi cơ thể gây ra đau nhức.

4 – Tập thể dục

– Khởi động kỹ càng và đúng cách trước khi luyện tập tránh bị chuột rút.

– Người bệnh có thể tập thể dục bằng cách đi bộ nhẹ nhàng hoặc đi bộ tại chỗ bằng máy sẽ giúp giảm đau nhức rõ rệt.

– Thực hiện các bài tập kéo căng và tăng tuần hoàn máu cho các cơ bắp bằng phương pháp yoga, kéo giãn cơ.

Thông thường, nếu những cơn đau nhức ở bắp chân là do việc vận động hoặc đứng quá lâu gây nên, hiện tượng này sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bị đau kéo dài thì khả năng lớn là bạn đang mắc phải bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần phải được điều trị kịp thời. Trong trường hợp này, hãy đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.